Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Bắn ná cao su


Mô tả: Thân chính của súng: thường có dạng hình chữ Y, được làm bằng chạc cây hoặc các vật liệu khác. 
Mục đích: Trò chơi giúp thư giản 

Cách chơi: Súng cao su thường có cấu tạo đơn giản như sau: Thân chính của súng: thường có dạng hình chữ Y, được làm bằng chạc cây hoặc các vật liệu khác. Nếu là chạc cây, chúng được đẽo gọt từ một cành cây có hình dạng đối xứng, hai chạc có kích thước đều nhau, cán hơi dài hơn một chút để cầm khi bắn. Chạc cây được gọt hết lớp vỏ sần sùi, lộ ra lớp gỗ. Ở Việt Nam, chạc cây ổi thường được chọn làm súng cao su vì sau khi bỏ đi lớp vỏ mỏng có được một khẩu súng nhẵn, đẹp và bền chắc. 

Ngoài ra, có thể chế tác từ gỗ tấm hoặc hàn thân súng bằng kim loại (sắt, thép). Dây súng: gồm hai dây cao su lưu hoá có cùng chiều dài, thường cắt từ các loại săm xe đạp, xe máy, ruột bóng da… hay dùng dây chun quần áo hoặc bện nhiều dây chun nhỏ (còn gọi là “nịt”) lại…Dây cao su có tác dụng tạo ra động năng của viên đạn khi thoát khỏi súng. Một đầu của mỗi dây cao su được buộc chặt vào đầu chạc súng còn đầu kia buộc với chỗ kẹp đạn. Chiều dài của dây súng phù hợp với người sử dụng, nếu quá ngắn lực đàn hồi yếu khiến đạn bay không nhanh, nếu quá dài khi kéo căng sẽ khó vì vượt quá chiều dài cánh tay. . Chỗ kẹp đạn: là một miếng hình chữ nhật thường làm bằng da thuộc hoặc vật liệu mềm, bền để kẹp viên đạn vào khi bắn. na Súng cao su sử dụng rất đơn giản: đạn được kẹp vào chỗ kẹp đạn, một tay giữ chắc cán sung, một tay giữ chỗ kẹp đạn rồi kéo cho dây súng căng ra đồng thời ngắm về phía mục tiêu. Thả tay giữ chỗ kẹp đạn ra thì viên đạn sẽ bay về phía mục tiêu do tác dụng của lực đàn hồi. Đạn súng cao su thường là vật rắn nhỏ hình tròn hoặc tương đối tròn, những viên sỏi, đá hay bi…hay được dùng làm đạn. 

Luật chơi: Trò chơi tự do 




Nhảy sạp



Mô tả: Trò chơi cần chuẩn bị Những thanh tre dài 2 m, nhẵn.

Địa điểm tổ chức trò chơi: Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.

 Mục đích: Giúp mọi người vận động và rèn luyện sự khéo léo

Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 6 – 8 trẻ). Cho 2 trẻ ngồi cầm 2 đầu của thanh tre dài (tùy theo số trẻ chơi mà cô có thể bố trí số cặp thanh tre cho phù hợp). Các trẻ còn lại đứng bên ngoài thanh tre theo hàng dọc. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ cầm thanh tre điều khiển 2 thanh tre theo chiều lên, xuống, qua phải, qua trái đồng thời hát một bài hát. Luật chơi: Trẻ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre và hát theo các bạn. Trẻ nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát đợi chơi tiếp lượt sau.



Lộn cầu vòng



Mô tả: Chỗ chơi: hai bé có thể chơi ở bất cứ đâu, nắm tay và đứng đối mặt nhau 

Mục đích: Giúp trẻ luyện sự khéo léo khi thực hiện động tác xoay người, học được những câu đồng dao của dân tộc. 

Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: Lộn cầu vồng nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ. Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vòng 





Kẹp chai chạy thi



Mô tả: Mỗi đội cử 1 bạn đứng vào vạch xuất phát, kẹp chai giữa 2 đùi. Nghe hiệu lệnh tất cả chạy đến điểm đích rồi quay lại điểm xuất phát

Mục đích: Trò chơi mang lại không khí vui vẻ cho cuộc chơi, trò chơi mang lại tính khéo léo, mang lại tính vận động cho người chơi

Cách chơi: Mỗi đội cử 1 bạn đứng vào vạch xuất phát, kẹp chai giữa 2 đùi. Nghe hiệu lệnh tất cả chạy đến điểm đích rồi quay lại điểm xuất phát. Ai về trước là thắng cuộc (hoặc nhất, nhì, ba,…).

 Luật chơi: Để rơi chai là bị loại. Khi chạy tay không được chạm vào chai.



Tập tầm vông


* Cách chơi:
Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay, trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao:
TẬP TẦM VÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TẬP TẦM VÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG?
Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra.
Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.

* Luật chơi:
Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau.



Lùa vịt


* Cách chơi:
- Tập thể chơi cử 1 bạn làm hổ ( hoặc người lùa vịt) đứng ở ngoài vòng tròn, các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm lợn (hoặc vịt).
- Khi có lệnh chơi hổ ( người lùa vịt) chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người các bạn đứng trong vòng tròn.

* Luật chơi:
Hổ ( người lùa vịt) đập vào lợn (hoặc vịt), lợn phải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ.



Đi tàu hỏa


* Cách chơi:
Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệng “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn châm nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con 
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẽo trời sắp tối.

* Luật chơi:
Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn)